KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. THÔNG TIN TỔNG QUAN CỦA KCN CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
1. Thông tin pháp lý
Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Khu công nghệ cao Đà Nẵng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. với tổng diện tích lên tới 1010 ha. Hiện tại chủ đầu tư của khu công nghệ cao Đà Nẵng là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và lắp máy Trung Nam (Trungnam E&C)
Theo Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 23/7/2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt điểu chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nay được điều chỉnh tại điều chỉnh theo Quyết định số 5468/QĐ-UBND ngày 30/11/2019 của UBND thành phố, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, có 6 phân khu chức năng chính bao gồm Khu sản xuất công nghệ cao, Khu nghiên cứu – Phát triển đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp, Khu quản lý – hành chính, Khu ở, Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối, Khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao... Trong đó, đất dành cho khu chức năng (cho thuê) rộng 329,96 ha , tính đến giữa năm 2020, diện tích đất đã cho thuê chiếm 32,73% đất danh cho khu chức năng của khu CNC Đà Nẵng.
Để duy trì mục tiêu phát triển, khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng đã xác định 6 nhóm ngành nghề khuyến khích đầu tư, bao gồm: công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử; công nghệ tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; công nghệ thông tin, truyền thông và phần mềm Tin học; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu và một số công nghệ đặc biệt khác. Từ khi thành lập cho tới nay, khu CNC Đà Nẵng đã trở thành khu CNC đa chức năng thứ ba của cả nước chỉ sau khu CNC Hòa Lạc - Hà Nội và khu CNC thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vị trí địa lý
Khu công nghệ cao Đà Nẵng nằm về phía Tây Bắc so với trung tâm thành phố Đà Nẵng, tọa lạc tại xã Hòa Liên và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất, nối liền các khu kinh tế trọng điểm miền Trung: Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Khu Kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi).
Khu công nghiệp nằm tại vị trí thuận lợi kết nối giao thông bằng cả đường bộ, đường biển, đường hàng không. Cụ thể cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 22 km, cách Cảng Tiên Sa 25 km, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 17 km.
Với một vị trí địa lý thuận lợi nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, khu công nghệ cao Đà Nãng đã tận dụng những yếu tố sẵn có cùng với hạ tầng dịch vụ xã hội của thành phố. khu nghệ cao Đà Nẵng cùng với các KCN Đà Nẵng đã thu hút được 11 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đầu tư là 145,3 triệu USD; 8 dự án trong nước đầu tư vào các KCN với tổng vốn đăng ký đầu tư là 188,4 tỷ đồng. (theo cập nhật ngày 11/7/2021)
II. THÔNG TIN CƠ SỞ HẠ TẦNG KCN CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
Khu công nghệ cao Đà Nẵng được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và vô cùng hiện đại, đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản để các doanh nghiệp hoạt động và sản xuất.
Về hệ thống giao thông nội khu, khu công nghiệp được thiết kế với các tuyến giao thông bao gồm: đường Trung tâm có mặt cắt ngang 51m, các trục phân khu 22,5m ÷ 33m và các tuyến đường nội bộ trong từng khu chức năng có mặt cắt ngang 8m ÷ 15m. Hệ thống đường nội khu được thiết kế dạng ô bàn cờ đảm bảo khả năng tiếp cận đến từng lô đất trong KCN.
Về hệ thống cấp điện, phương án cấp điện cho Khu CNC là xây dựng trạm 110/22kV Hòa Liên, quy mô công suất 2x63MVA đã được thông qua và hiện tại đang vận hành, hệ thống đường dây điện được đầu tư hoàn chỉnh đảm bảo đấu nối đến từng nhà máy trong khu công nghiệp.
Về hệ thống cấp nước, nguồn nước cung cấp cho Khu CNC Đà Nẵng dự kiến được lấy từ Nhà máy nước Hòa Liên có công suất 240.000 m3/ngày đêm. Mạng lưới cấp nước đảm bảo cung cấp đến tận tường rào các doanh nghiệp.
Về hệ thống thoát nước, được thiết kế theo hướng thoát nước riêng, cụ thể như sau: hệ thống thoát nước bẩn sẽ nước bẩn chảy vào hệ thống cống dẫn sau đó được làm sạch ở các nhà máy xử lý trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…) và hệ thống thoát nước mưa: có hệ thống cống dẫn và các hố thu nước mưa riêng biệt, đưa thẳng ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…).
Về hệ thống thoát nước thải, khu CNC được xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn để thoát nước thải cho khu công nghệ cao Đà Nẵng. Nhà máy xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng với diện tích 2 ha và công suất thiết kế 18.000 m3/ngày đêm, đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải của Khu CNC đạt mức B theo QCVN 40:2011/BTNMT với các hệ số Kq=0,9 và Kf=0,9 trước khi xả thải.
Về hệ thống thông tin liên lạc, khu CNC đã có hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông đảm bảo liên lạc, kết nối thông suốt, đường truyền chất lượng cao, bảo mật, an toàn và an ninh mạng. Các dịch vụ Internet được cung cấp bởi các nhà mạng hàng đầu trong nước, đảm bảo chất lượng đường truyền cho các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp
III. CHI PHÍ THUÊ VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
1. Chi phí thuê
- Giá thuê cơ sở hạ tầng: USD/m2 (thời hạn thuê đất đến năm 2060)
- Phí quản lý và bảo trì cơ sở hạ tầng: 0.4 USD/m2/ năm (tham khảo)
- Tiền thuê đất thô hàng năm: áp dựng mức theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng
- Giá cấp điện: Từ 0.03 USD/kWh – 0.1 USD/kWh phụ thuộc vào thời gian sửa dụng điện
- Giá cấp nước: 0.4 USD/m3 (tham khảo)
- Phí xử lý nước thải: 0.28USD/m3 (tham khảo)
2. Ưu đãi đầu tư
Các thủ tục khi đầu tư vào khu CNC cũng đơn giản hóa; các quy trình đầu tư được sơ đồ hóa rõ ràng, minh bạch với thời gian giải quyết cụ thể, tiến tới việc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO; các tài liệu đều được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung…nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
Kết lại, Khu CNC Đà Nẵng hiện tại đang đẩy mạnh mục tiêu phát triển thu hút các nguồn lực công nghệ cao (CNC) trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển CNC. Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp CNC và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Việc triển khai duy trì mục tiêu này đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Việt Nam.
Một số hình ảnh của dự án:
Để cập nhật thông tin về chính sách đầu tư hoặc có nhu cầu thuê đất tại Khu CNC Đà Nẵng nói riêng và các KCN tại các tỉnh miền Trung nói chung, vui lòng liên hệ KLAND để biết thêm thông tin chi tiết: