Đang xử lý, vui lòng đợi...

Thị trường M&A tại Việt Nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022

Thị trường M&A tại Việt Nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022

Bức tranh tổng quan về thị trường M&A tại Việt Nam năm 2020 và dự đoán tình hình thị trường giai đoạn 2021 – 2022

                Do tác động của dịch COVID-19, tính đến cuối năm 2020, theo số liệu thống kê của MAF Research, giá trị thị trường M&A tại Việt Nam dự kiến đạt mức 3,5 tỷ USD  tức giảm 48,6% so với năm 2019. Đây là mức suy giảm được đánh giá là thấp so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như so với mức suy giảm trung bình toàn cầu.

Cụ thể, dịch bệnh gia tăng tại các nền kinh tế lớn đã gây rằng khó khăn chung trong khả năng thu xếp tài chính và tạo tâm lý thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cũng như sự thiếu tin tưởng vào khả năng phục hồi của thị trường. Ngoài ra, việc cấm vận các chuyến bay thương mại quốc tế tại hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến cho Bên mua không có cơ sở xây dựng DDR một cách đấy đủ đề đưa ra quyết định đầu tư cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự suy giảm của thị trường do có ít quyết định đầu tư được đưa ra hơn.

                                                                                                                        Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới thị trường M&A tại Việt Nam năm 2020

Xu hướng mới của hoạt động M&A tại Việt Nam

            Theo ông Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Đầu tư Bất động sản KLAND (kland.vn), một công ty chuyên thực hiện các hoạt động tư vấn về các giao dịch M&A tại các khu công nghiệp Việt Nam nhận định: “Thị trường M&A nói riêng và nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là điều đã được dự báo từ trước và là hệ quả không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh những hậu quả xấu mà nó mang lại thì dịch Covid-19 cũng mang một vài hệ quả tích cực cho thị trường”

                                                      

                                                        Các tác động tích cực của COVID-19 đối với thị trường M&A

            Thông thường, giá trị của thị trường M&A được thống kê và đánh giá thông qua số lượng giao dịch được thực hiện và tổng giá trị của các giao dịch mà ít khi được đánh giá thông qua hiệu quả của các dự án sau khi thực hiện M&A. Theo hướng tích cực, COVID-19 khiến cho việc đánh giá hiệu quả của dự án khi thực hiện lập DDR được giới đầu tư đặc biệt lưu tâm, điều này khiến cho hoạt động của các dự án hậu M&A có tính khả thi cao hơn. Một ví dụ điển hình là nhiều dự án M&A đình đám trên thế giới đối với các Start-up đình đám như WeWork là minh chứng rõ nét nhất cho thấy giá trị trong ngắn hạn chưa hẳn nói lên tất cả mà chiến lược phát triển dài hạn mới quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Cũng theo Ông Dũng, tại Việt Nam, năm 2020 chứng kiến xuất hiện sự đổi chiều mạnh mẽ của các giao dịch M&A. Theo đó, nếu như trước đây, khi nhắc tới M&A tại Việt Nam, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến các giao dịch mà các tổ chức kinh tế, tài chính nước ngoài thâu tóm, mua lại các công ty có vốn Việt Nam thì năm nay các giao dịch M&A mà mà Các tổ chức, cá nhân Việt Nam với vai trò là Bên Mua tăng mạnh. Giải thích cho xu thế này, Ông Dũng cho rằng có một số nguyên nhân chính:

Thứ nhất, Các công ty nước ngoài có dự án hoạt động kém hiệu quả tại Việt Nam mong muốn cắt gánh nặng tài chính, thu hẹp hoạt động sản xuất về các thị trường bản địa là thế mạnh

 Thứ hai, Với tâm lý cắt lỗ và xu thế chung của thị trường, giá trị chuyển nhượng của các dự án thấp dẫn tới khả năng tiếp cận của các các nhân, tổ chức Việt Nam cao hơn

Thứ ba, Quỹ đất công nghiệp của Việt Nam vẫn tiếp tục còn dự địa phát triển nhưng không nằm ngoài xu thế tăng cao về phi phí. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì việc tìm kiếm một vị trí đầu tư không nhất thiết phải là một nơi có hạ tầng mới, hiện đại, vì vậy, việc nhận chuyển nhượng các dự án hoạt động kém hiệu quả là phương án tối ưu, đặc biệt là tại các địa phương phát triển về công nghiệp. Chính điều này đã khiến cho nhiều nhà đầu tư Việt Nam có xu hướng đầu cơ, mua lại các dự án hoạt động kém hiệu quả với chi phí thấp rồi tiền hành cải tạo, điều chỉnh mục tiêu, chờ đợi và bán lại khi thị trường có các dấu hiệu hồi phục.

Đánh giá khả năng hồi phục của thị trường M&A tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2022

            Việt Nam là một trong các quốc gia ứng phó tốt nhất với các làn sóng dịch và được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là quốc gia ổn định và là một môi trường đầu tư an toàn. Kể từ giai đoạn cuối Quý III và đầu Quý IV/2020 thị trường đã có các dấu hiệu hồi phục tích cực. Theo dư
báo của MAF Research hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đồng thời quy mô thị trường có thể trở lại mốc bình thường ở mức 5 tỷ USD. Cũng Trong khảo sát mới đây của MAF và CMAC, các nhà đầu tư và nghiên cứu đưa ra các dự báo khác nhau về giá trị thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021. Tuy nhiên đa số các dự báo đều thận trọng về sự hồi phục của thị trường M&A tại Việt nam năm 2021. 42% dự đoán giá trị thị trường ở mức 3 - 4 tỷ USD, 26% lạc quan hơn khi dự đoán ở mức 4 - 5 tỷ USD, trong khi đó 24% thận trọng hơn với dự đoán giá trị M&A chỉ ở mức 3 tỷ USD, chỉ có 8% tin tưởng giá trị M&A sẽ vượt mốc 5 tỷ USD. Tuy nhiên, để thị trường đạt một tầm cao mới thì vẫn cần chờ đợi những thương vụ lớn, cũng như chờ đợi các động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ và các doanh nghiệp.

Trong trường hợp các điều kiện thuận lợi về môi trường chính trị, môi trường kinh tế, cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, sự dồn nén các cơ hội đầu tư giai đoạn 2019 – 2021 sẽ có thể được giải phóng vào thời điểm 2022. Thị trường có thể sẽ được chứng kiến sự hồi phục theo mô hình chữ V. Dự báo giá trị M&A năm 2022 tại Việt nam có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp, vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong một số năm tới.

Về đối tác, các nhà đầu tư từ Châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Các tập đoàn tư nhân tiếp tục sẽ là động lực đóng góp vào sự hồi phục của thị trường M&A trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Nguồn: http://mavietnamforum.com

Từ khóa: giá thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022, dịch vụ thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022, bảng giá thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 uy tín, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 tốt nhất, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 giá rẻ, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 ở đâu, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 ở đâu giá rẻ, dịch vụ thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 ở hà nội, dịch vụ thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 ở tphcm, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 tại hà nội, thị trường m&a tại việt nam năm 2020 và dự đoán giai đoạn 2021 – 2022 tại tphcm

img

Gửi Yêu cầu

img

Đặt lịch