Người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam cần đặc biệt lưu ý về điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm tránh tình trạng lừa đảo và rủi ro pháp lý
1. Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Các hình thức người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
2. Điều kiện đối với người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam?
Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 74, Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở. Cụ thể, Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Đối với tổ chức: Thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
- Đối với cá nhân: Thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được phép sở hữu những loại nhà ở nào tại Việt Nam?
Người nước ngoài chỉ được sở hữu Căn hộ chung cư và Nhà ở riêng lẻ (Bao gồm: Biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của Nhà nước Việt Nam theo quy định tại điều 159 Luật Nhà ở
4. Các loại thuế, phí đối với Người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam?
Khi mua nhà tại Việt Nam phải nộp các khoản phí sau:
- Lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP):
Lệ phí trước bạ = 0.5%*(Diện tích nhà*Giá của 01m2*Tỷ lệ % chất lượng còn lại của công trình)
- Phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Phí công chứng hợp đồng (nếu có)
5. Cá nhân nước ngoài được sở hữu Nhà ở trong thời hạn bao lâu?
- Người nước ngoài được sở hữu nhà ở với thời hạn 50 năm theo quy định tại Điều 161 Luật Nhà ở
- Trong vòng 03 tháng trước khi hết hạn, người nước ngoài sở hữu nhà ở có quyền gia hạn theo quy định tại Điều 161 Luật Nhà ở và Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP với thời hạn gia hạn tối đa là 50 năm và chỉ được gia hạn 01 lần
6. Người nước ngoài có được bán lại Nhà ở đã mua tại Việt Nam không?
Trả lời: Người nước ngoài ĐƯỢC PHÉP bán lại nhà ở đã mua theo quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý, hoạt động mua đi bán lại không nên thực hiện một cách thường xuyên, chỉ nên xuất phát từ chính nhu cầu thiết yếu. Hoạt động mua và bán lại nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 79 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
7. Người nước ngoài có các quyền gì đối với nhà ở thuộc sở hữu của mình tại Việt Nam?
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có các quyền lợi sau:
- Bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Được bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở, cho ở nhờ
- Bào trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở (khi được cho phép)
- Được bồi thường theo quy định của pháp luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở
- Có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của mình và các hành vi vi phạm pháp luật khác về nhà
8. Người nước ngoài được mua nhà từ các đối tượng nào?
Người nước ngoài chỉ được mua nhà từ duy nhất 02 đối tượng:
- Trực tiếp từ chủ đầu tư dự án, nhà ở được mua phải nằm trong quỹ căn hộ được phép bán cho người nước ngoài
- Mua lại từ tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. Cần tuân thủ các quy định về việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việt Nam