Đang xử lý, vui lòng đợi...

DỰ BÁO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NỬA CUỐI 2020

DỰ BÁO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NỬA CUỐI 2020
DỰ BÁO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NỬA CUỐI 2020 [2]
DỰ BÁO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NỬA CUỐI 2020

DỰ BÁO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NỬA CUỐI 2020

Sau khi có những tín hiệu tích cực trong phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam là điểm du lịch hấp dẫn và an toàn của du khách nhiều quốc gia trên thế giới.

Chiều ngày 30/6 vừa qua,tại Hội nghị "Gặp gỡ Hàn Quốc" do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; đại diện phía Hàn Quốc Hàn Quốc đã đề nghị Việt Nam bỏ quy định cách ly tập trung 14 ngày với khách nhập cảnh thay thế bằng các phương thức xác minh an toàn khác nhằm khôi phụ du lịch cũng nhưu giao thương giữa hai quốc gia. Như vậy sau Nhật Bản và Châu âu thì Hàn Quốc là khu vực tiếp theo mong muốn Việt Nam nối lại các chuyến bay quốc tế. Lý do đây là một trong những quốc gia đẩy lùi Covid-19 nhanh nhất, hơn hai tháng liên tiếp không có ca mắc mới trong cộng đồng.

Trước đó trong buổi phỏng vấn với Nikkei châu Á tại TP HCM vào cuối tháng 6, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam - ông Nicolas Audier đã thể hiện mong muốn chính phủ Việt Nam đồng ý cấp visa và cho phép người nước ngoài nhập cảnh. Hiện tại, Hà Nội mới chỉ cho phép du khách quốc tế rời khỏi lãnh thổ Việt Nam và các chuyến bay hồi hương từ châu Âu. Nhưng các chuyến bay thương mại Châu Âu - Việt Nam dự kiến đến đầu năm 2021 mới có thể khởi động lại. Ông Audier hy vọng Việt Nam sẽ rút ngắn lại thời điểm và khởi động các đường bay quốc tế ngay sau khi EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) có hiệu lực vào đầu tháng 8 tới đây.

Cũng theo Audier, sau khi hiệp định thương mại Việt Nam - EU có hiệu lực, nhiều công ty ở châu Âu sẽ quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn. Nhiều doanh nhân, nhà đầu tư muốn đến Việt Nam trong vài ngày trong chuyến công tác của họ khi đến châu Á. Đây chính là lý do vì sao Audier mong chờ Việt Nam sẽ sớm cho mở lại các chuyến bay.

Trước châu Âu, nhiều quốc gia châu Á đã đưa Việt Nam vào danh sách đầu tiên họ muốn hợp tác sau khi mở cửa trở lại, trong đó có Nhật Bản, Myanmar. Người nước ngoài ở Việt Nam 14 ngày liên tiếp khi sang Singapore cũng không phải thực hiện việc cách ly. Ngày 18/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam đang trao đổi với một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc về việc từng bước nối lại đi lại, căn cứ tình hình và nhu cầu của hai bên"


Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, sự tin tưởng giữa các quốc gia về năng lực điều hành quốc gia của quốc gia dần chạm đáy, xu hướng bảo hộ mậu dịch thương mai, các cuộc chiến tranh thương gia tăng  thì Việt Nam lại là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia. Có thể nói Việt Nam đang nhận được sự tin tưởng tưởng tín nhiệm cao nhất trên trường quốc tế.

Dịch Covid-19 đã tác động đến xu hướng sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia đã nhận ra được rủi ro quá lớn khi chuỗi sản xuất cung ứng của mình phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Sau dịch covid-19 làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc sang những quốc gia khác là điều tất yếu và có thể thấy rõ ngay lúc này. Tuy không phải là một cuộc tháo chạy ồ ạt và có thể cũng sẽ mang tính thời điểm sau dại dịch giống như những gì đã xảy ra đối với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Nhưng với sự chủ động của Việt Nam cũng như sự tin tưởng của bạn bè quốc tế, đây vẫn sẽ là một cơ hội lớn đối với Việt Nam.

Dự báo thị trường Bất động sản Công Nghiệp cuối năm 2020 sẽ rất nhộn nhịp. Theo nhận định của ông Vũ Tú Thành- P. Giám đốc Asean, Trưởng đại diện Việt Nam tại Hội đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Việt Nam tại diễn đàn Bất Động Sản Công Nghiệp lần II – 2020 “Nửa cuối năm 2020 và đầu 2021 thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng sẽ chuyển biến rất tích cực. Với làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI vào Việt Nam mà ví dụ điển hình là các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Apple, Microsoft đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam; Các hiệp định thương mại ký kết giữa Việt Nam và EU; xu hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh Nghiệp sửa đổi để trong sạch hóa môi trường kinh doanh.... Tất cả sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho thị trường bất động sản công nghiệp, cũng như phát triển nền công nghiệp sản xuất của đất nước ta”


 Những nhận định trên không chỉ là nhận định cảm tính, mà còn phù hợp với thực tế tại Việt Nam lúc này. Các nhà đầu tư thì có nhu cầu tìm kiếm địa điểm đầu tư, chính phủ tạo cơ chế thuận tiện “dọn tổ đón đại bàng”, các đơn vị phát triển cơ sở hạ tầng thì cố gắng hoàn thiện mình, không chỉ chào đón các nhà đầu tư lớn mà còn tạo hệ sinh thái để thu hút các đơn vị phụ trợ. Tất cả tạo nên một bức tranh hứa hẹn có nhiều điểm sáng trong nửa cuối năm 2020. Cơ chế đã có, cơ hội cũng đã hiện hữu tất cả chỉ còn phụ thuộc vào sự chủ động của các bên.


Tình hình thực tiễn cũng dẫn đến xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp trong trong thời gian tới đó là xây dựng “Khu Công Nghiệp Sinh Thái”. Khu công nghiệp trong thời gian tới sẽ không chỉ còn là nơi sản xuất tập trung như trước đây nữa mà sẽ dần dần trở thành nơi người lao động, nhà dầu tư muốn gắn bó với những công trình phụ trợ, dịch vụ tiện ích để người lao động có thể tận hưởng sau khoảng thời gian lao động. 

Đó chỉ là những hệ thống phụ trợ bên ngoài Khu sản xuất, còn trong bản thân KCN thì hệ sinh thái KCN cũng hướng tới sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN, liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một chuỗi cung ứng sản xuất. Từ sự liên kết ấy sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư, gia tăng hiệu quả sản xuất. 

Có thể nói với dự đoán phát triển bùng nổ trong thời gian tới, thì “Khu Công Nghiệp Sinh Thái” sẽ là môi hình tất yếu cho bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi

  • Kland hỗ trợ miễn phí nhà đầu tư trong quá trình tìm kiếm mặt bằng, tìm kiếm nhà xưởng để thực hiện dự án đầu tư.
  • Kland hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư để có thể tư vấn hiệu quả nhất.
  • Kland hỗ trợ đơn vị phát triển cơ sở hạ tầng tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Từ khóa: giá dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020, dịch vụ dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020, bảng giá dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 uy tín, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 tốt nhất, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 giá rẻ, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 ở đâu, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 ở đâu giá rẻ, dịch vụ dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 ở hà nội, dịch vụ dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 ở tphcm, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 tại hà nội, dự báo bất động sản công nghiệp nửa cuối 2020 tại tphcm

Bài viết liên quan

img

Gửi Yêu cầu

img

Đặt lịch