Đang xử lý, vui lòng đợi...

Những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 - NQ/TW về đầu thu hút đầu tư nước ngoài

Những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 - NQ/TW về đầu thu hút đầu tư nước ngoài [1]
Những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 - NQ/TW về đầu thu hút đầu tư nước ngoài [2]
Những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 - NQ/TW về đầu thu hút đầu tư nước ngoài [3]
Những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 - NQ/TW về đầu thu hút đầu tư nước ngoài [4]

Nghị quyết số 50 - NQ/TW thể hiện quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính Trị về việc thắt chặt chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài

    Ngày 20 tháng 8 năm 2019, Bộ Chính Trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 50-NQ/TWvề định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Căn cứ kết quả 30 năm đổi mới thu hút đầu tư nước ngoài, tổng kết những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nghị quyết đã nêu ra những quan điểm  chỉ đạo về chính sách đầu tư tới năm 2030, theo đó có những nội dung sau có thể ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các nhà đầu tư không nên bỏ qua, Cụ thể:
I, Về mục tiêu của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài:
  • Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.
  • Tỉ lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
  • Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
II, Chính sách pháp luật về hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài
1. Hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài
  • Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt động đầu tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam
  • Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng". Nghiên cứu bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc các văn bản có giá trị pháp lý tương đương) đối với dự án đầu tư mới và quá trình xem xét, chấp thuận đối với hoạt động đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.


  • Hoàn thiện đồng bộ các quy định của pháp luật về đầu tư, chứng khoán và quản lý ngoại hối theo hướng phân định rõ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và quản lý ngoại hối về tài khoản mua bán, chuyển nhượng cổ phần.


2. Hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư
  • Xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế; ngoài danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam không có nhu cầu bảo hộ.
  • Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
  • Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
  • Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến.
3. Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư
  • Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động theo hướng minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều chỉnh hợp lý khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng để hạn chế tập trung lao động tại các đô thị lớn, giảm áp lực về cơ sở hạ tầng. Quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trường mẫu giáo, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao,... phục vụ người lao động.
  • Quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư, triển khai dự án và hoạt động của doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài:
  • Chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng các tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án... Bảo đảm chặt chẽ về quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài theo đúng quy định pháp luật.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan tới đầu tư nước ngoài. Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không thực hiện đúng cam kết. Phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài.


5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với đầu tư nước ngoài
        Phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, phát huy vai trò của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, tăng cường đối thoại giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Phấn đấu 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên đều có tổ chức công đoàn.


TỔNG KẾT: Nghị quyết số 50 – NQ/TW đánh dấu một mốc quan trọng trong việc thay đổi chính sách pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng thu hút có trọng điểm và thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách pháp luật tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu chính: nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; hướng tới các dự án sử dụng công nghệ cao, ít gây ảnh hưởng tới môi trường, sử dụng ít lao động nhưng mang lại hiểu quả kinh tế cao; sử dụng lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề.
Các mục tiêu đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách pháp luật trong quá trình chọn lọc các nhà đầu tư thông qua việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và thắt chặt về điều kiện, thủ tục cấp phép đầu tư, xem xét, đánh giá cấp phép một dự án đầu tư thông qua các yếu tố:
  • Yêu cầu về năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ cao hơn so với trước đây, giảm tỷ lệ giữa vốn vay và vốn tự có của nhà đầu tư
  • Yêu cầu cao về yếu tố bảo vệ môi trường, ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng dây chuyền kỹ thuật hiện đại, sạch, không gây ô nhiễm môi trường, loại bỏ các dự án sử dụng dây chuyền máy móc cũ, gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động. Đồng thời xây dựng pháp luật theo hướng quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư về vấn đề bảo vệ môi trường thay vì thực hiện theo cam kết của chủ đầu tư
  • Nhu cầu về sử dụng lao động: Loại bỏ các dự án thâm dụng lao động, sử dụng lao động trình độ thấp, đồng thời thúc đẩy các dự án sử dụng lao động ít lao động nhưng là lao động qua đào tạo, lao động trình độ cao
  • Tăng tỷ lệ nội địa hóa: nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các dự án đầu tư, theo đó, tỷ lệ hóa hướng tới từ 30 – 40 %
  • Nâng cao vấn đề bảo vệ quyền của người lao động, thiết lập công đoàn cơ sở đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 25 lao động trở lên
  • Xem xét các yếu tố về "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trên đây là toàn bộ các nội dung cần lưu ý đối với các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư tại  Việt Nam, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích trong việc cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của bạn
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về thủ tục thiết lập dự án đầu tư tại Việt Nam.

Từ khóa: giá những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50, dịch vụ những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50, bảng giá những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 uy tín, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 tốt nhất, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 giá rẻ, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 ở đâu, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 ở đâu giá rẻ, dịch vụ những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 ở hà nội, dịch vụ những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 ở tphcm, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 tại hà nội, những điểm cần lưu ý của nghị quyết số 50 tại tphcm

img

Gửi Yêu cầu

img

Đặt lịch