Tỉnh Lào Cai mới sau sáp nhập sở hữu hệ thống khu công nghiệp quy mô lớn, với hơn 4.370 ha hiện hữu và định hướng mở rộng đến 7.591,89 ha sau 2030, tầm nhìn tạo nên một tỉnh sáng phát triển tại vùng núi biên giới phía Bắc
Sau khi tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái sáp nhập, địa phương mới – tỉnh Lào Cai – có vị trí chiến lược tại vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, kết nối với các hành lang kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế. Trong quy hoạch phát triển giai đoạn 2021–2030, định hướng đến năm 2050, hệ thống các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh đóng vai trò then chốt trong thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Sau khi hợp nhất từ hai tỉnh, tỉnh Lào Cai mới sở hữu hệ thống khu công nghiệp quy mô lớn, tổng diện tích khu công nghiệp đã thành lập đạt hơn 4.370 ha và định hướng quy hoạch sau mở rộng đạt 7591,89 ha giai đoạn sau 2030. Đây là bước tiến đột phá nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế vùng núi biên giới phía Bắc.
I. Các khu công nghiệp đã thành lập
- Vị trí: Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích 918 ha
- Ngành nghề thu hút: Luyện kim, phân bón, hóa chất, có khí lắp ráp, chế biến vật liệu xây dựng
- Tỷ lệ lấp đầy: Trên 80%.
- Vị trí: Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 100 ha
- Ngành nghề thu hút: Công nghiệp lắp ráp điện tử, gia công sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu như: May mặc, thủ công mỹ nghệ… và logistics
- Tỷ lệ lấp đầy: Gần 90%
3. KCN Bắc Duyên Hải
- Vị trí: Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 66 ha
- Ngành nghề thu hút: Sản xuất thủ công mỹ nghệ, Cơ khí, Sản xuất đồ gia dụng, Sản xuất máy nông lâm nghiệp, Sửa chữa ô tô, máy công trình, Lắp ráp linh kiện điện tử và Logistics
- Tỷ lệ lấp đầy: 100%
- Vị trí: Thành phố Yên Bái, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích: 400 ha
- Ngành nghề thu hút: Sản xuất chế biến nông, lâm sản; Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; Công nghiệp luyện gang thép; Chế biến khoáng sản; Sản xuất, chế biến bột đá.
- Tỷ lệ lấp đầy: 62%
5. KCN Trấn Yên
- Vị trí: Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích: 339 ha
- Vị trí: Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích (sau mở rộng 88ha): 195,89 ha
- Ngành nghề thu hút: Sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất ván ép, gỗ cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp, đá xây dựng …; Chế biến khoáng sản: Chế biến bột CaCo3, Kaolin, Feldspar …; Chế biến nông, lâm sản: Chế biến thức ăn gia súc, chè, giấy, bột giấy …; Sản xuất hàng tiêu dùng: Sơn dẻo nhiệt, gia công hàng may mặc, giầy, lắp ráp đồ điện tử, ô tô, xe máy; Công nghiệp Hóa chất.
- Tỷ lệ lấp đầy: 43,3%
- Vị trí: Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích: 120 ha
- Ngành nghề thu hút: Công nghiệp may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ; Công nghiệp lắp ráp điện tử; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; Công nghiệp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng
- Tỷ lệ lấp đầy: 15%
II. Khu công nghiệp quy hoạch mới trong giai đoạn 2021–2030
1. KCN Cốc Mỳ – Trịnh Tường
- Vị trí: Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 800 ha (dự kiến mở rộng thêm 200ha)
2. KCN Võ Lao giai đoạn 1
- Vị trí: Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 200 ha (dự kiến mở rộng thêm 800ha)
3. KCN Cam Cọn
- Vị trí: Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 100ha (dự kiến mở rộng thêm 100ha)
4. KCN Bản Qua
- Vị trí: Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai (trong Khu kinh tế cửa khẩu)
- Diện tích: 107 ha (dự kiến mở rộng thêm 121ha)
5. KCN Y Can
- Vị trí: Huyện Trấn Yên
- Diện tích: 350 ha
6. KCN Đông An
- Vị trí: Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích: 350 ha
7. KCN Thịnh Hưng
- Vị trí: Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích: 104 ha
8. KCN Lục Yên
- Vị trí: Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái (cũ)
- Diện tích: 221 ha.
III. Khu công nghiệp định hướng sau năm 2030
1. KCN Kim Sơn
- Vị trí: Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 1000ha
2. KCN Phú Xuân
- Vị trí: Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai (cũ)
- Diện tích: 1000ha