Ngày 08/11/2001 Ban chuẩn bị dự án KCN tỉnh Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1812/QĐ-CT của UBND tỉnh Bắc Giang. Sau 02 năm hoạt động, đến ngày 10/12/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 261/2003/QĐ-TTg thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, ngày 27/10/2004 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 127/2004/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang theo Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ.
Ngày 14/3/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Ban đã tham mưu UBND tỉnh Ban hành Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thay thế Quyết định số 68/2008/QD-UBND tỉnh ngày 30/07/2008 và Quyết định số 691/2016/29/11/2016 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang thay thế Quyết định số 131/2009/QĐ-UBND ngày 30/11/2009. Với chức năng năng, nhiệm vụ quản lý trực tiếp nhà nước đối với các Khu, Cụm công nghiệp được giao trên địa bàn tỉnh; Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN; Tham gia ý kiến xây dựng trình các Bộ, ngành, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển KCN trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Quản lý phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới KCN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ủy quyền về lĩnh vực lao động, môi trường, xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao; tham mưu UBND tỉnh Ban hành
Ban đầu tổ chức bộ máy của Ban chuẩn bị dự án gồm có 06 đồng chí trong đó có 01 đồng chí Trưởng ban Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm; 01 đồng chí phó trưởng ban chuyên trách. Đến nay tổ chức bộ máy của Ban gồm 45 CCVC-LĐ trong đó: Lãnh đạo Ban 04 người, 01 Trưởng ban và 03 Phó Trưởng ban; 06 phòng chuyên môn và 01 đơn vị trực thuộc Ban. Bộ máy của Ban không ngừng được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về quản lý các KCN của tỉnh. Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành kể từ khi có quyết định thành lập Ban Quản lý các KCN, bước đầu thu được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh.
I- CÔNG TÁC QUY HOẠCH
Năm 2002 KCN Đình Trám là khu đầu tiên được hình thành và xây dựng. Sau 15 năm phát triển, đến nay tỉnh Bắc Giang đã có 6 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 1466,75 ha, bao gồm:
+ Khu công nghiệp Đình Trám: do Công ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang (thuộc Ban Quản lý các KCN) làm chủ đầu tư, sau khi sáp nhập với CCN Đồng Vàng, tổng diện tích 127ha.
+ Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng: diện tích 158,7ha, Khu vực phía Bắc diện tích 90,6 ha do Công ty PTHT KCN tỉnh Bắc Giang ; khu vực phía Nam diện tích 68,18 ha do Công ty cổ phần phát triển Fuji Bắc Giang.
+ Khu công nghiệp Quang Châu: diện tích 426 ha, do Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư;
+ Khu công nghiệp Vân Trung: diện tích 350,3ha, do Công ty TNHH một thành viên Fugiang - Tập đoàn KHKT Hồng Hải (Đài Loan) làm chủ đầu tư.
+ Khu công nghiệp Việt Hàn: diện tích 197,3 ha, giai đoạn hai mở rộng tới 200 ha;
+ Khu công nghiệp Hòa Phú: 207,45 ha: do Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư
Các KCN của tỉnh đã được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết cơ bản đã được Ban Quản lý các KCN chỉ đạo các chủ đầu tư hạ tầng chấp hành theo quy hoạch được duyệt
II. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ.
Việc hình thành và phát triển các KCN đã thu hút lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu CNH - HĐH. Với những ưu đãi cũng như việc giảm thiểu các thủ tục hành chính, KCN đã trở thành điểm đến của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Với 04 KCN đi vào hoạt động và 02 KCN đang triển khai xây dựng, đến nay có 325 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp còn hiệu lực, Trong đó có 233 dự án FDI và 92 dự án DDI với số vốn đầu tư đăng ký là 3.123,6 triệu USD và 7.753,3 tỷ đồng.
III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THU NỘP NGÂN SÁCH
Từ năm 2005 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN đã có sự tăng trưởng đáng kể, từ 10 doanh nghiệp hoạt động với doanh thu 65 tỷ đồng, bằng 11,2% tỷ trọng công nghiệp của toàn tỉnh, đến thời điểm tháng 10 năm 2015 có gần 160 dự án đi vào hoạt động.
Giai đoạn từ năm 2004 đến 2012 doanh thu từ hoạt động tại các KCN đạt 52.754 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.877 triệu USD, xuất khẩu đạt 1.517 triệu USD; thuế phát sinh phải nộp đạt 816 tỷ đồng, đã nộp ngân sách tỉnh 113 tỷ đồng. Doanh thu các năm 2006 (gấp 10 lần so với 2005), 2010 (gấp 2,9 lần so với 2009), 2011 (gấp 2,2 lần so với 2010) năm 2012 (gấp 2,1 lần năm 2011).
Năm 2013 doanh thu của các doanh nghiệp đạt 30.150 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.150 triệu USD, giảm 1,3% so với năm 2012; giá trị xuất khẩu đạt 980 triệu USD, tăng 12,6% so với năm 2012; Thuế phát sinh phải nộp đạt 490 tỷ đồng, tăng 78,18% so với năm 2012.
Năm 2014 doanh thu của các doanh nghiệp đạt 32.800 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2013, chiếm khoảng trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh (giá so sánh năm 2010); giá trị nhập khẩu đạt 1.236 triệu USD, tăng 7,5% so với năm 2013; giá trị xuất khẩu đạt 1.130 triệu USD, tăng 15,3% so với năm 2013; Thuế phát sinh phải nộp đạt 890,2 tỷ đồng, tăng 81,7% so với năm 2013.
Năm 2015 doanh thu của các doanh nghiệp đạt 38.000 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2014, chiếm khoảng trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh (giá so sánh năm 2010); giá trị nhập khẩu đạt 1.250 triệu USD, tăng 10,7% so với năm 2014; giá trị xuất khẩu đạt 1.300 triệu USD, tăng 16,4% so với năm 2014; Thuế phát sinh phải nộp đạt 750 tỷ đồng, giảm 15,7% so với năm 2014.
Doanh thu từ hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 7,12% so với cùng kỳ; Thuế phát sinh phải nộp ước đạt 300 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ, tăng 17% so với cùng kỳ; xuất khẩu ước đạt khoảng 550 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ, nhập khẩu ước đạt 500 triệu, giảm 9% so với cùng kỳ (số liệu tính theo giá hiện hành).
Tính đến tháng 9/2016, trong các khu, cụm CN do Ban quản lý đã có 187 doanh nghiệp đi vào sản xuất. Doanh thu từ hoạt động SXKD 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 36.000 tỷ đồng, tăng khoảng 43% so với cùng kỳ; Thuế phát sinh phải nộp ước đạt 510 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ, trong đó nộp tại Bắc Giang ước đạt 330 tỷ đồng, tăng 26,44% so với cùng kỳ; xuất khẩu ước đạt khoảng 1.425 triệu USD, tăng 63,1% so với cùng kỳ, nhập khẩu ước đạt 1.350 triệu, tăng 66,42% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm tại các khu công nghiệp ước đạt 26.643 tỷ đồng, ước chiếm 74,53% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Tính đến tháng 12/2017, trong các khu CN do Ban quản lý đã có 221 doanh nghiệp đi vào sản xuất. Doanh thu từ hoạt động SXKD năm 2017 ước đạt 104.000 tỷ, tăng 43,2% so với năm 2016; 880 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2016; 4.000 triệu USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ 2016, nhập khẩu ước đạt 3.200 triệu USD, tăng 38,0% so với cùng kỳ 2016.
Đến nay, trong các KCN có 286 dự án đi vào hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu từ hoạt động SXKD của các doanh nghiệp khu công nghiệp ước đạt 103.314 tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ 2018; Thuế phát sinh phải nộp ước đạt 720 tỷ đồng, tăng 10,0% cùng kỳ; Giá trị nhập khẩu ước đạt 3.900 triệu USD, tăng 20,0% so cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu ước đạt 4.050 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ.
Kết quả trên cho thấy, việc phát triển các KCN đã làm tăng trưởng đáng kể ngành công nghiệp toàn tỉnh, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu và thu nộp ngân sách bình quân trên 1ha phần nào cho thấy rõ hiệu quả đáng kể của KCN.
I V. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đến nay, tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN khoảng 111.000 lao động, tăng 20 nghìn người so với cùng kỳ 2018. Trong đó lao động là người địa phương chiếm khoảng 80%; lao động nữ 70.000 lao động (chiếm khoảng 63,0%); số lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội 97.000 (chiếm khoảng 87,4%), số còn lại chưa được tham gia BHXH chủ yếu là mới vào làm việc tại doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 6,7 triệu đồng/người/tháng.
Sự ra đời và trưởng thành của Ban Quản lý các KCN trong 15 năm qua là sự đóng góp to lớn cho công tác quản lý và phát triển các KCN của tỉnh. Sự đóng góp đó của Ban trong lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh đã được ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng của các cấp trong 15 năm qua như sau: Được Thủ tướng tặng 01 bằng khen;Bộ kế hoạch và đầu tư tặng 01 cờ thi đua và 03 bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng 01 bằng khen 2010; UBND tỉnh Tặng 01 cờ thi đua và 03 bằng khen. Từ những kết quả đạt được trong giai đoạn trước, tận dụng những lợi thế sẵn có của tỉnh; sự chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ban ngành và chính quyền địa phương các cấp; thực hiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ban, sự nghiệp công nghiệp tỉnh nhà trong thời gian tới sẽ tiếp tục được phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.