Đang xử lý, vui lòng đợi...

M&A là gì và M&A tại Việt Nam như thế nào?

M&A là gì và M&A tại Việt Nam như thế nào?

M&A không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 làm cho M&A phát triển hơn. Cùng tìm hiểu về M&A dưới góc độ pháp lý trong bài viết này.

M&A là gì?

M&A là chữ viết tắt của hai từ tiếng anh là “merger” (sáp nhập) và “acquisition” (mua lại). M&A là hoạt động do một cá nhân hay tổ chức tiến hành mua lại sản nghiệp sẵn có của một cá nhân hay tổ chức khác. Sản nghiệp đó có thể dưới hình thức một công ty hoặc là tổng hợp tài sản, nhân lực, phương thức. mô hình để tiến hành hoạt động kinh doanh nào đó.


Các loại giao dịch M&A: M&A có hai loại chính là mua cổ phần và mua tài sản.

Các yếu tố tác động đến lý do các bên tiến hành lựa chọn phương thức mua cổ phần hoặc mua tài sản để bao gồm: mục đích thương mại, pháp lý, thuế, chấp thuận của bên thứ ba, thời gian cần thiết để hoàn thành giao dịch,… Cũng có khi hai phương thức mua cổ phần và mua tài sản được kết hợp trong một giao dịch nhằm tận dụng ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức.


Mua cổ phần (Share acquisition):

Là hình thức bên mua sẽ mua cổ phần/ phần vốn góp trong một công ty đã thành lập và đang tồn tại nhẳm trở thành chủ sở hữu duy nhất, cổ đông hoặc thành viên của công ty đó. Bên mua có quyền điều hành và gián tiếp sở hữu tài sản mà công ty mục tiêu có. Cổ phần mà bên mua mua được trở thành tài sản của bên mua và bên mua có quyền định đoạt cổ phần đó theo quy định pháp luật, điều lệ và thỏa thuận riêng giữa bên mua và những cổ đông khác của công ty.


Mua tài sản (Business acquisition): 

Là hình thức mà bên mua có được quyền sở hữu đối với tài sản mà bên bán đem ra bán. Tài sản có thể là hữu hình hoặc vô hình, hiểu theo nghĩa rộng: uy tín, đội ngũ nhân sự, nguồn hàng, mạng lưới phân phối. Bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và vận hành kinh doanh theo cách thức của mình. Giao dịch mua tài sản thường được thực hiện ở VN chuyển nhượng dự án đầu tư.

      
Sáp nhập/ hợp nhất (Merger): cũng có thể được xem là loại giao dịch M&A thứ ba, tuy nhiên, về bản chất, sáp nhập/ hợp nhất có nhiều điểm tương đồng với giao dịch mua cổ phần: cổ đông của công ty bị sáp nhập hoặc nhận hợp nhất; công ty nhận sáp nhập hoặc hợp nhất kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất và thường không có việc lựa chọn tài sản khi tiến hành sáp nhập/ hợp nhất. Đây là bước đệm để hai hay nhiều công ty được sáp nhập/ hợp nhất với nhau do đã cùng chủ sở hữu.


Bản chất pháp lý của M&A

Việc một cá nhân hay tổ chức quyết định lựa chọn phương thức mua tài sản hoặc mua cổ phần sẽ chịu ảnh hưởng của quy định pháp luật Việt Nam. Ví dụ, pháp luật Việt Nam không cho phép như nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp mua đất ở Việt Nam, nhưng lại cho phép tiến hành mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam kể cả khi doanh nghiệp này đang “sở hữu” nhiều lô đất. Quy định của pháp luật cũng là lý do khiến phương thức này có nhiều ưu thế hơn so với phương thức còn lại. Chẳng hạn như pháp luật cũng đặt ra điều kiện khá khắt khe mà một công ty là chủ đầu tư dự án bất động sản phải đáp ứng thì mới được quyền chuyển nhượng dự án bất động sản nhưng lại hầu như không đặt ra điều kiện gì để cổ đông của công ty đó bán cổ phần của mình trong công ty cả.


Một điểm lợi thế của phương thức mua cổ phần:

Bên mua sẽ gián tiếp sở hữu tất cả tài sản của công ty mục tiêu và tất cả các giấy phép, chấp thuận của chính quyền mà công ty mục tiêu đang có để tiến hành hoạt động kinh doanh hiện tại sẽ tiếp tục có hiệu lực. Ngược lại bên mua trong giao dịch mua tài sản lại phải xin cấp lại (bằng việc sửa đổi hoặc cấp mới) hầu như toàn bộ các giấy phép, chấp thuận của chính quyền cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh được mua lại. Nếu như trong giao dịch mua tài sản, bên mua không kế thừa bất kỳ nghĩa vụ, trách nhiệm nào của bên bán đối với tài sản được mua bán thì trong giao dịch mua cổ phần, bên mua phải kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty mục tiêu từ bên bán, tương đương với tỷ lệ cổ phần được mua bán. Nghĩa vụ, trách nhiệm đó có thể là nghĩa vụ với đối tác trong các hợp đồng mà công ty mục tiêu đã ký kết, nghĩa vụ đối với người lao động trong thỏa ước lao động tập thể, nghĩa vụ thuế với nhà nước hoặc trách nhiệm pháp lý đã phát sinh hay đang tiềm tàng từ hành vi vi phạm pháp luật của công ty mục tiêu.


M&A tại Việt Nam

Trên thực tế, sáp nhập và hợp nhất thường ít được sử dụng trong giao dịch M&A ở Việt Nam vì quy định của pháp luật Việt Nam đang còn sơ sài, chung chung, thiếu hướng dẫn chi tiết. Thủ tục hành chính chuyển tài sản từ công ty bị sáp nhập và công ty bị hợp nhất sang công ty nhận sáp nhập, công ty nhận hợp nhất không rõ ràng, tốn thời gian, chưa có cơ chế hoạt động chung. Công ty nhận hợp nhất và công ty nhận sáp nhập phải kế thừa nợ và các nghĩa vụ khác của các công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập. Điều này tạo nên rủi ro cho bên mua. Khi mua cổ phần trong công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập, bên mua chỉ phải chịu rủi ro bằng tất cả tài sản của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập. Còn khi hợp nhất, sáp nhập, bên mua phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản của mình.


Dịch vụ hỗ trợ M&A

M&A tại Việt Nam là một hình thức hoạt động chưa thực sự phát triển, vì vậy doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Quý Khách hàng có nhu cầu chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập, hợp nhất có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ về việc tìm đối tác chuyển nhượng và được hỗ trợ về mặt pháp luật.

Từ khóa: giá m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào?, dịch vụ m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào?, bảng giá m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào?, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? uy tín, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? tốt nhất, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? giá rẻ, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? ở đâu, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? ở đâu giá rẻ, dịch vụ m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? ở hà nội, dịch vụ m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? ở tphcm, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? tại hà nội, m&a là gì và m&a tại việt nam như thế nào? tại tphcm

img

Gửi Yêu cầu

img

Đặt lịch