Đang xử lý, vui lòng đợi...

PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG ĐẮN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG ĐẮN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Sự phát triển của nền kinh tế luôn hướng tới việc chuyên môn hóa hoạt động sản xuất, kèm theo đó, mô hình các khu công nghiệp cũng phải phát triển theo hướng đáp ứng những nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp.

PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG ĐẮN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Việt Nam đã trải qua một hành trình dài 30 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Hiện nay, các KCN đã hiện diện tại 61/63 tỉnh thành trên cả nước, tạo thành nền tảng, cứ điểm quan trọng để phát triển nền công nghiệp nước nhà, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Việc phát triển nóng các KCN trong 30 năm qua cũng tạo động lực, khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia. Không thể phủ nhận được vai trò của việc xây dựng Khu công nghiệp đối với nền kinh tế cũng như phát triển kinh tế xã hội nước nhà những năm qua. 
Hiện nay, 85% các khu công nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực. Thực trạng này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nóng của nền công nghiệp tại giai đoạn đầu phát triền. Các khu công nghiệp ra đời với nhiệm vụ đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình KCN tập trung thời kỳ đầu, đảm bảo đủ các điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu và hướng tới thu hút nhiều ngành nghề nhất có thể, được xem như những sản phẩm “may sẵn” và được ưa chuộng.

Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế luôn hướng tới việc chuyên môn hóa hoạt động sản xuất, kèm theo đó, mô hình các khu công nghiệp cũng phải phát triển theo hướng đáp ứng những nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp. Các sản phẩm khu công nghiệp cần phát triển theo hướng “may đo”, tức phát triển các mô hình khu công nghiệp chuyên ngành, dành riêng cho một ngành nghề hoặc một nhóm ngành nghề. Theo quy định tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP, nghị định mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Khu công nghiệp chuyên ngành được định nghĩa là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này.

Các KCN chuyên sâu sẽ được thiết kế để phù hợp với một ngành nghề cụ thể, ví dụ, khu công nghiệp chuyên ngành dệt may sẽ được đặt tại vị trí đông dân cư nhằm đảm bảo nguồn cung lao động, được thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nước cấp công suất lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiệp có hoạt động dệt, nhuộm. Với thiết kế “đo ni đóng giày” cho từng ngành như vậy, KCN chuyên ngành sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho cả doanh nghiệp và nhà quản lý. Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu để hoạt động sản xuất được diễn ra hiệu quả. Đối với nhà nước, việc quy hoạch các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực về cùng một khu vực tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý giám sát hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời các cơ quan nhà nước có sự so sánh, đánh giá về hiệu suất hoạt động của từng doanh nghiệp tạo điều kiện cho công tác hỗ trợ doanh nghiệp và thống kê, phân tích nền kinh tế. Đối với xã hội, việc quy hoạch các KCN chuyên ngành sẽ giúp cho tận dụng triệt để được tài nguyên và không dẫn đến lãng phí tài nguyên. Ví dụ, KCN chuyên sâu về vật liệu xây dựng có thể đặt gần các mỏ đá tự nhiên nhằm tiết kiệm quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu. Hoặc những KCN chuyên sâu về sản xuất linh kiện điện tử sẽ không cần phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp hoạt động trong KCN chuyên ngành còn được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, hỗ trợ đào tạo nhân lực và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Hiện nay, tại Việt Nam, một số KCN đang hoạt động theo mô hình chuyên ngành ví dụ KCN Phố Nối A (Hưng Yên) chủ yếu thu hút các doanh nghiệp ngành dệt may, KCN Dệt may Rạng Đông (Nam Định), các phân khu hóa chất của các KCN đa ngành,….

Từ khóa: giá phát triển khu công nghiệp chuyên ngành, dịch vụ phát triển khu công nghiệp chuyên ngành, bảng giá phát triển khu công nghiệp chuyên ngành, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành uy tín, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành tốt nhất, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành giá rẻ, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành ở đâu, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành ở đâu giá rẻ, dịch vụ phát triển khu công nghiệp chuyên ngành ở hà nội, dịch vụ phát triển khu công nghiệp chuyên ngành ở tphcm, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành tại hà nội, phát triển khu công nghiệp chuyên ngành tại tphcm

img

Gửi Yêu cầu

img

Đặt lịch