Đang xử lý, vui lòng đợi...

NHẬN ĐỊNH VỀ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM QUÝ 2/2020

NHẬN ĐỊNH VỀ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM QUÝ 2/2020

Dịch Covid tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam và một số tín hiệu lạc quan trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại thị trường Việt Nam

 
1. Tình hình đầu tư FDI quý 1 vào Việt Nam
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/3/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý I/2020, cả nước có 758 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 5,5 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy vậy, vốn đầu tư giải ngân vẫn ở mức khá, đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93,4% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vẫn giảm so với cùng kỳ, nhưng đây là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai của các dự án.
Trong quý I/2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực sản xuất phân phối điện dẫn đầu với tổng số vốn đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo, là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 682 triệu USD và 264 triệu USD.
Về đối tác đầu tư, trong quý I/2020, có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Về địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, trong đó, Bạc Liêu là tỉnh thu hút vốn FDI nhiều nhất. Tiếp đó là TP.HCM, Tây Ninh./.
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ngày càng diễn biến hết sức phức tạp đã làm ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án ĐTNN hiện có, làm cho thu hút ĐTNN trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm cả về số lượng và tổng vốn đầu tư đăng ký.  
2. Nhận định đầu tư BĐS công nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài quý 2/2020 vào Việt Nam
Dự kiến tình hình đầu tư nước ngoài cũng sẽ ảnh hưởng trong quý 2. Tuy nhiên một số tín hiệu lạc quan trong lĩnh vực bất động sản tại thị trường Việt Nam:
Thứ nhất: Dịch Covid tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát (tính đến 19/04/2020 đã 72h liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới), đây là cơ sở để chuẩn bị sản xuất, thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.
Thứ hai:  Giữa đại dịch virus corona, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất các biện pháp để xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc để đất nước "Mặt Trời mọc" có thể tránh được gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Trong gói kích thích kinh tế khẩn cấp được thông qua vào ngày 7/4, chính phủ Nhật Bản kêu gọi tái lập chuỗi cung ứng đã bị tấn công bởi dịch bệnh.
  • Chính phủ Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) trong kế hoạch ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2020 để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng việc chuyển đến Đông Nam Á. Đây là tín hiệu lạc quan đối với bất động sản công nghiệp Việt Nam bởi Việt Nam là một trong những địa điểm yêu thích của các nhà đầu tư công nghiệp Nhật bản
  • Đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc: Hàn Quốc vẫn coi Việt Nam là thị trường truyền thống, ưu tiên đầu tư sản xuất. Cụ thể cuối tháng 2/2020, Samsung đã dự kiến khởi công xây dựng Trung tâm R&D với quy mô không gian làm việc cho 3.000 người ở Đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội) và là cơ sở R&D lớn nhất Đông Nam Á của mình. Cũng tương tự, nếu nhìn vào các dự án quy mô lớn mà Posco, Hyundai, Lotte… đã đầu tư vào Việt Nam. Các dự án này đã tác động lớn tới kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam. Hàng chục nhà đầu tư vệ tinh, với vốn đầu tư hàng tỷ USD đã theo chân Samsung, LG để đặt đại bản doanh tại Việt Nam.   Hàn Quốc đã và vấn sẽ đang ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, với lý do không chỉ vì số lượng vốn lớn, mà còn vì vốn đầu tư từ quốc gia này đang hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam.
  • Hong Kong: Trong top 5 nhà đầu tư lớn nhất của TP.HCM quý 1/2020, Hồng Kông dẫn đầu với gần 40% tổng số vốn. Tiếp đó là Singapore (18,21%), Hàn Quốc (10%), British Virgin Islands (9,74%), Nhật Bản (9,26%). Nguồn vốn FDI vào TP.HCM đạt 8,3 tỉ USD, tăng 39,4% so với năm 2018, với Top 5 nhà đầu tư lớn nhất đến từ Hồng Kông (39,14%), Singapore (18,21%), Hàn Quốc (10%), British Virgin Islands (9,74%), Nhật Bản (9,26%). Lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai trong thu hút nguồn vốn FDI với giá trị khoảng 2,06 tỉ USD, chiếm 24,9% tổng nguồn vốn FDI của thành phố. Năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài có xu thế lựa chọn phương thức hợp tác với các doanh nghiệp bất động sản trong nước để phát triển các dự án. Do thị trường Bất động Sẩn Việt Nam rẻ hơn nhiều so với ở Hồng Kông trong khi suất sinh lời lại cao hơn. Tính đến năm 2019, giá nhà tại Hồng Kông đã 9 năm liên tục xếp ở vị trí số 1 trong danh sách những thị trường nhà đắt đỏ nhất thế giới so với thu nhập, báo cáo từ công ty tư vấn kế hoạch hóa đô thị Demographia cho biết. Theo số liệu trong Chỉ số nhà ở cao cấp tại các thành phố thế giới của Savills (Savills World City Prime Index) công bố hồi tháng 8.2029, giá mỗi m2 nhà ở Hồng Kông rơi vào khoảng 50.700 USD, tương đương khoảng 1,2 tỉ đồng. Đến cuối năm, giá nhà ở Hồng Kông có giảm nhẹ nhưng vẫn giữ ngôi quán quân. Cụ thể, Hồng Kông có mức giá căn hộ đắt đỏ nhất với 45.500 USD/m2, kế đến là Singapore với 25.600 USD/m2, Tokyo (Nhật Bản) là 15.800 USD/m2 và Bangkok (Thái Lan) là 4.500 USD. Trong khi đó, tại TP.HCM và Hà Nội có mức giá lần lượt là 3.800 USD/m2 và 3.200 USD/m2, vẫn thấp hơn mức giá 4.500 USD/m2 tại thị trường Bangkok. Chỉ nhìn vào mức giá này cũng thấy được sự hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam so với khu vực nói chung và các nhà đầu tư Hồng Kông nói riêng. Điều đó cũng lý giải vì sao các nhà đầu tư Hồng Kông dẫn đầu trong top 5 nhà đầu tư lớn nhất tại TP.HCM trên thị trường bất động sản.
  • EU: Năm 2020, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kỷ niệm 30 năm quan hệ hợp tác. Sự kiện Nghị viện châu Âu chính thức thông qua 2 hiệp định kinh tế quan trọng với Việt Nam, trong đó có Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được kỳ vọng sẽ xóa bỏ tâm lý dè dặt của nhà đầu tư EU, tạo nên một làn sóng đầu tư mới từ thị trường EU vào Việt Nam.
Đó là lí do để tin tưởng vào một làn sóng mới cho bất động sản công nghiệp quý 2 sau dịch Covid tại Việt Nam.

Từ khóa: giá nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020, dịch vụ nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020, bảng giá nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 uy tín, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 tốt nhất, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 giá rẻ, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 ở đâu, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 ở đâu giá rẻ, dịch vụ nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 ở hà nội, dịch vụ nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 ở tphcm, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 tại hà nội, nhận định về bất động sản công nghiệp việt nam quý 2/2020 tại tphcm

img

Gửi Yêu cầu

img

Đặt lịch