Trong quý 1 năm 2019 Hơn 1,1 tỷ USD vốn đầu tư của doanh nghiêp nước ngoài (FDI) đã đổ chủ yếu vào bất động sản (BĐS) Việt Nam trong đó chủ yếu là bất động sản công nghiệp (KCN) chiếm khoảng 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
QUÝ I – 2019 NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TIẾP TỤC ĐỔ VỐN VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (BĐS) CÔNG NGHIỆP (CN) VIỆT NAM
Việt Nam trong những năm qua đã và đang là điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, ,... Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) thống kê: hết 4 tháng năm 2019, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 15 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến đứng đầu, bất động sản đứng vị trí thứ 2
Theo Bộ Xây Dựng Việt Nam, Trong quý 1 năm 2019 Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI đã đổ chủ yếu vào bất động sản Việt Nam trong đó chủ yếu là bất động sản công nghiệp chiếm khoảng 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bất động sản vẫn đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đăng ký đầu tư mới vào các dự án và mua cổ phần hợp tác với các đối tác trong nước.
Các đại dự án bất động sản – đặc biệt là đại đô thị Thành phố thông minh – xu hướng mới được các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia đầu tư hiện dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản tại Việt Nam. Một trong những dự án đình đám nhất là Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội của Tập đoàn Sumitomo Corporatio (Nhật Bản) với Tập đoàn BRG của Việt Nam.
Bên cạnh đó là các dự án lớn ở mảng bán lẻ, văn phòng, căn hộ cao cấp như Lotte, Chamvit, Keangnam, Ciputra… Tuy nhiên, bên cạnh các ông lớn, khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động vừa và nhỏ vào Việt Nam mua bán các dự án, đăng ký lập dự án nhưng chỉ có lượng vốn nhỏ mang từ nước ngoài vào.
Xét tổng quan thị trường, hếu hết các chuyên gia đều đang kỳ vọng, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2019 và 2020 tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc.
Trong đó, bất động sản công nghiệp được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và tác động tích cực từ các Hiệp định thương mại có khả năng sẽ tiếp tục là ngành "nóng" nhất trong năm nay.